Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Chi phí du học ở Mỹ

Nếu học Cao đẳng Cộng đồng, bạn có thể mất tới 20.000 USD cho một năm. Nếu muốn theo tiếp bậc đại học, con số này sẽ tăng lên gấp ba lần.

Nếu không có người thân hoặc người quen nơi bạn sắp đến, bạn không thể tránh khỏi sự lạc lõng, bỡ ngỡ, khó khăn lúc ban đầu. Tuy nhiên, đừng lo, người Việt ở Mỹ bây giờ nhiều lắm, tập trung nhiều nhất tại California, Seattle, Texas, Washington D.C., Florida. Sẽ không khó cho bạn tìm được sự giúp đỡ từ họ, phụ thuộc vào sự dễ thương, lịch sự, lễ phép của bạn.

Ban đầu, nếu bạn chưa tìm được nơi ở, trường học nơi bạn ghi danh sẽ giới thiệu cho bạn một vài địa chỉ cho bạn share phòng ở chung với họ. Những nơi này cho share phòng từ 300 USD - 600 USD tùy thuộc giá cả sinh hoạt cao, thấp của từng tiểu bang và quy định của chủ nhà. Có nơi tính riêng từng khoảng chi phí, ví dụ như: tiền phòng 300 USD + điện nước rác 50 USD + tiền ăn 100 USD + Internet 40 USD = 540 USD tổng cộng. Có nơi bao ăn, bao ở, bao chi phí sinh hoạt = 600 USD - 650 USD/tháng. Cũng có nơi không bao ăn, share một phòng dao động từ 300 USD - 450 USD.

Mướn riêng một căn apartment (căn hộ chung cư một hoặc hai phòng) cho thoải mái sẽ chịu chi phí cao hơn. Căn một phòng tối thiểu từ 600 USD chưa tính chi phí điện + nước + điện thoại. Căn hộ hai phòng khoảng 1.200 USD. Xin nói thêm đây chỉ là giá cả chi phí ở thành phố Seattle, Washington. Chi phí ở California đắt hơn, đặc biệt ở Los Angeles, San Francisco. Thường các gia đình Việt Nam có nhà ở gần trường học hay cho share phòng kiếm thêm thu nhập. Bạn có thể hỏi dò thông tin qua các du học sinh ở trường hoặc tìm kiếm các tờ rao vặt bằng tiếng Việt dán loanh quanh văn phòng ghi danh nhập học.

Ở với người Việt sẽ rẻ hơn nếu bạn share tiền phòng với một hoặc hai bạn khác. Có nơi chỉ tính 450 USD/phòng/2 người + thêm một người chỉ phải trả thêm 50 USD tiền điện nước rác. Chịu khó ở chật một tí sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, ở với người Việt bạn sẽ mất đi cơ hội trau dồi tiếng Anh nếu đem so sánh với gia đình Mỹ. Người Mỹ tử tế lắm, ở chung với họ bạn sẽ được họ giúp đỡ đủ thứ: đưa đi xin giấy tờ, hướng dẫn đường xe bus, nói tiếng Anh với bạn. Bạn không giỏi tiếng Anh? Đừng lo, người Mỹ hay lắm, bạn hoa chân múa tay, diễn tả thế nào họ cũng sẽ tìm cách để hiểu bạn.

Qua Mỹ, bước đầu nếu không có người thân dĩ nhiên bạn sẽ phải dùng phương tiện xe bus. Sẽ rất dễ bị lạc nếu bạn không biết rõ nơi bạn sắp đến để ra hiệu tài xế ngừng xe, hoặc số của chuyến xe mà bạn phải đón. Việc đầu tiên phải học cách coi lịch xe bus, mấy giờ có chuyến, cách bao lâu sẽ có chuyến kế tiếp (phòng khi bị trễ chuyến). Kế tiếp cẩn thận vào Internet kiểm tra xem chuyến xe bạn cần phải đón số mấy cho mỗi chuyến đi. Nói chung "đường đi là ở cửa miệng" nên bạn nhớ phải hỏi han cẩn thận nếu không muốn bị đi lạc.

Tiếng Anh là yếu tố quan trọng trong việc thành công ở xứ người. Bạn không phải lo về vốn liếng tiếng Anh "trẻ con" của bạn. Đến Mỹ, bạn sẽ học tiếng Anh từ đầu, đôi khi còn tốt hơn vì bạn chưa bị "hư giọng" bởi cách phát âm tiếng Anh khác biệt ở trong nước. Tôi có biết một vài thầy/cô giáo dạy tiếng Anh ở Việt Nam khi qua đến Mỹ phải mất một thời gian không ngắn để nghe và nói được cho người Mỹ hiểu đấy! Các bạn còn trẻ, khả năng tiếp thu tiếng nước ngoài nhanh lắm, đừng lo. Có điều bạn phải cố gắng tận dụng mọi cơ hội khi ở Mỹ để trau dồi tiếng Anh. Kết bạn Mỹ, coi phim Mỹ có phụ đề Anh ngữ, tiếp xúc với người Mỹ khi có dịp.

Đừng ngại người khác cười vì vốn liếng tiếng Anh ít ỏi của bạn, bạn có phải là người Mỹ đâu, nói được cho Mỹ hiểu là giỏi rồi. Nói câu này họ không hiểu, tìm câu khác thế vào, nếu cần ra dấu cũng được, họ sẽ chịu khó đoán và nói lần theo ý bạn. Đây là lúc bạn học được một câu tiếng Anh để sử dụng trong trường hợp này rồi đó. Người Mỹ rất thích tìm hiểu tính cách và văn hóa của người nước ngoài. Họ sẽ vui vẻ hướng dẫn tiếng Anh cho bạn để được nói chuyện và tìm hiểu văn hóa của nước bạn.

Tiền học phí cho du học sinh rất cao, gấp ba lần so với dân địa phương. Người địa phương như chúng tôi hồi mới sang Mỹ còn được chính phủ trợ cấp tiền học, tiền sách vở và tiêu xài cho đến khi tốt nghiêp đại học. Nhưng bạn thì không, bạn phải đóng tiền cho dù học Anh Văn ở level 1 cũng xấp xỉ 3.000 USD/quarter 3 tháng. Một năm có ba quarter, không tính khóa học mùa hè cũng đã ngốn hết của ba mẹ bạn hết 9.000 USD cộng với tiền bảo hiểm sức khỏe, sách vở vậy là 10.000 USD một năm. Bên cạnh đó, chi phí ăn ở, tiêu xài rẻ nhất cũng 600 USD/tháng, nhân lên 12 tháng là 7.200 USD. Ngoài ra, bạn cần tiền đi chơi, ăn nhà hàng, quần áo ... vị chi bạn mất 20.000 USD/năm để học đại học cộng đồng. Nếu bạn học hành chăm chỉ để lên tới cấp đại học thì chi phí sẽ lại nhân lên gấp ba. Tiền học ở bậc này là từ 30.000 USD - 45.000 USD cộng chi phí ăn ở, tiêu xài thêm 12.000 USD/năm. Nếu ba mẹ bạn là "đại gia" thì miễn bàn.

Các bậc cha mẹ có ý định cho con sang Mỹ học nên tính toán kỹ lưỡng khả năng tài chính của mình. Tôi biết có một vài trường hợp du học sinh, khi sang Mỹ cha mẹ họ chỉ chuẩn bị chi phí cho đúng một năm học thôi với hy vọng con mình sẽ tìm được việc làm để tự trang trải cho những năm kế tiếp. Tính toán này có thể chấp nhận được trong thời kỳ kinh tế Mỹ đang phồn thịnh. Việc làm ở nhà hàng Việt tràn lan, có thể đi làm chui kiếm hơn 2.000 USD/tháng nếu siêng năng. Nhưng với tình trạng kinh tế tuột dốc thảm hại hiện tại, sở thuế Mỹ truy lùng ráo riết những cơ sở kinh doanh mướn nhân viên chui trả tiền mặt (paid cash), để ngăn chặn tình trạng thất thoát tiền thuế lẫn công việc làm cho người dân địa phương, kiếm được một chân rửa chén, chạy bàn, hay xếp dọn ở chợ chẳng dễ dàng chút nào. Có em du học sinh loay hoay mãi chẳng kiếm được tiền đóng học phí, cuối cùng đành quay về Việt Nam, dang dở việc học, thật tội nghiệp.
Đó chỉ là trường hợp đang những du học sinh chăm chỉ học tập. Một số du học sinh không nhỏ, đi Mỹ chỉ vì đua đòi, muốn bằng được bạn bè, hãnh diện với hàng xóm. Con số này qua đến Mỹ chẳng thiết tha việc học hành, ngày ngày rủ nhau đi ăn, đi chơi, đi shopping tóc nhuộm mỗi tuần mỗi màu, xăm mình, xỏ tai, xỏ mũi, xỏ mặt…. thật kinh khủng. Các bậc cha mẹ ở cách xa nửa vòng trái đất không có cơ hội bay sang thăm con, lâu lâu gọi sang nghe con than thở khóc lóc nhớ nhà, cuộc sống một mình ở xứ người thật vất vả, lại gửi thêm tiền qua an ủi. Có biết đâu các cô/cậu quý tử của họ bên này sống chung đụng từng cặp như vợ chồng. Đi ăn chơi 2,3 h sáng mới chịu về nhà. Mỗi một level ESL (English as a Second Language) lại "đúp" lớp một lần. Học ròng rã ba năm vẫn chưa qua được level ENG .

Lời thật hơi khó nghe, nếu có đụng chạm xin được miễn thứ. Tôi chỉ muốn đóng góp vài kinh nghiệm, hy vọng các bạn hình dung được những khó khăn, thuận lợi, cũng như những đua đòi vấp ngã khó cưỡng được khi rời vòng tay gia đình, một mình đến đất nước của cơ hội.
Người Việt ở Seattle

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Rằm tháng 7, đại lễ Vu Lan

Theo giáo lý Phật giáo, Vu Lan là lễ thường niên để tưởng nhớ, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ - những người đã khuất. Nhiều người đã thể hiện sự "hiếu thảo" của mình bằng cách mua nhà lầu, xe hơi, tiền vàng âm phủ để đốt "gửi" cho những người đã chết. Có những gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm lễ vật, bày cỗ to, cỗ nhỏ, để cầu cúng và hy vọng "người âm" sẽ được hưởng…

Những cách làm đó có tốt không? Câu hỏi này sẽ được các cao tăng, chuyên gia Phật học tên tuổi giải đáp.

Vì sao có lễ Vu Lan?

Kinh Vu Lan Bồn kể rằng, Mục Liên là một trong mười đệ tử tiêu biểu của Đức Phật. Ngài được coi là thần thông số một. Tuy nhiên, mẹ ngài là bà Thanh Đề, khi còn sống đã làm nhiều điều bạc ác. Sau khi bà Thanh Đề chết, Mục Liên dùng "thiên nhãn thông" để quan sát khắp mọi cõi mới nhìn thấy mẹ mình bị đầy đoạ nơi địa ngục. Nơi đó đầy rẫy quỷ đói, còn bà Thanh Đề thì gày còm ốm yếu, chỉ còn da bọc xương, ngày đêm đau khổ. Với khả năng thần thông quảng đại của mình, ngài Mục Liên đã dùng bình bát đựng cơm đưa đến dâng mẹ nhưng do "ác nghiệp" quá nặng nên cơm, đồ ăn đều biến thành lửa đỏ than hồng. Bất lực trước sự đau khổ của mẹ, ngài Mục Liên cầu xin Đức Phật chỉ dạy phương pháp để cứu mẹ khỏi chốn lưu đày. Đức Phật bày cho cách, vào ngày Rằm tháng Bảy, hãy đem đồ ăn thức uống ngon quý, hoa quả cúng Phật và Chư tăng trong mười phương, thì mẹ ông thoát khỏi khổ nạn. Mục Liên vâng theo lời Phật hồi hướng công đức về cho mẹ mình ở dưới địa ngục, khiến bà Thanh Đề đã được thoát thân ngạ quỷ, vãng sinh tịnh độ...

Với quan niệm đó, nhà Phật cho rằng tinh thần cốt lõi nhất trong ngày lễ Vu Lan dịp Rằm tháng Bảy là chữ "hiếu". Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo cũng là con đường của mọi Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một Phật tử chân chính được.

Vu Lan - những quan niệm sai lầm!

Tuy nhiên ngày nay, lễ báo hiếu theo tháng năm và những cách suy diễn dân gian đã bị biến tướng quá nhiều. Người ta coi đây như một dịp để thể hiện sự báo hiếu sai cách, hoang phí, xa xỉ nhằm cầu mong những điều viển vông, khó có thật trong cuộc sống.

Một trong những điển hình "sống" mà chúng tôi có dịp gặp tại cửa hàng vàng mã số 3 phố Hàng Mã (Hà Nội) là ví dụ. Hai mẹ con nhà bà Bình, đang ì ạch khiêng cả đống đồ hàng mã đủ loại như: Nhà lầu, xe hơi, tivi, tủ lạnh, vàng thoi, bạc nén, đôla, tiền giấy... lên chiếc xe hơi sang trọng để chuẩn bị cho ngày lễ Vu Lan năm nay.

Bà Bình hồ hởi nói: "Năm nay cúng biếu đủ thứ đồ dùng trên dương gian cho các cụ cho cái tâm mình nó thoải mái. Ngày ông bà còn sống, đau ốm liên miên nhưng vợ chồng tôi mải lo làm ăn, không quan tâm chăm sóc được. Bây giờ cha mẹ đã khuất núi thì phải chuộc lỗi, báo hiếu với các cụ. Cỗ cúng cũng sẽ làm lớn cho các cụ đỡ tủi thân"...

Cùng cách nghĩ với bà Bình, anh Trịnh Đình Dương, trú tại phố Trần Nguyên Hãn, Hà Nội giọng tha thiết: "Ngày các cụ còn sống thì gia cảnh nghèo hèn, khi con cháu có của ăn, của để thì các cụ lại không còn nữa. Vậy nên tôi muốn nhân dịp này gửi thật nhiều đồ dùng và tiền vàng cho các cụ thoải mái tiêu xài. Để dưới đó các cụ thoải mái đi du lịch, đi đền, đi chùa cầu khấn cho con cho cháu, không phải lo tiết kiệm chi tiêu như khi còn sống"(?!).

Không chỉ bà Bình, anh Dương mà hàng ngàn, hàng vạn gia đình khác cũng đã và đang chuẩn bị rất nhiều tiền giấy, vàng mã cùng các thứ đồ xa xỉ khác để đốt cho người chết trong dịp lễ Vu Lan, Rằm tháng Bảy này. Họ quan niệm đó là "báo hiếu" dù chẳng biết làm vậy là đúng hay sai, tốt hay xấu?

Chữ “hiếu” không nằm ở mâm cao, cỗ đầy!

Hoà thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng: "Chữ "hiếu" không nằm ở mâm cao cỗ đầy mà ở thái độ của những người con, ở tấm lòng thành kính, ở cách sống và làm việc của họ trong xã hội, kể cả cách truyền tư tưởng hiếu đạo với thế hệ sau. Ân đức của cha mẹ là trời bể, người con có làm gì đi nữa, lòng của người con đối với cha mẹ không thể sánh được lòng của cha mẹ đối với con cái. Theo đó, hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội".

Thượng tọa Thích Duy Trấn, trụ trì chùa Liên Hoa (đường Thái Phiên, quận 11, TPHCM) từng nghĩ ra cách treo trước cửa chùa bảng thông báo: "Không cần đốt giấy tiền vàng mã, mà chỉ cần lời kinh, tiếng kệ để hồi hướng. Vì người quá cố không thể thừa hưởng số giấy tiền vàng mã do con cháu đốt cho". Chính vì lẽ đó mà theo Thượng toạ Thích Duy Trấn cúng mâm cao cỗ đầy, đốt nhiều hàng mã, mua nhiều con vật để phóng sinh không phải cách thể hiện chữ "hiếu" đúng nghĩa.


Báo Lao Động

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

Bức thư tình chưa dám gửi

lantran417 8:59 AM 14/8
"Em yêu! Hôm qua em hỏi anh rằng anh đối xử với em tốt chừng nào. Nhất thời anh chẳng nghĩ ra gì cả. Qua một đêm suy nghĩ, cuối cùng anh cũng nhớ ra mấy điểm anh đối xử tốt với em.
1/.Trước khi quen em thì anh lãnh học bổng, đến khi quen em rồi thì học bổng của anh em lãnh.
2/. Có một quả táo, em ăn. Có 2 quả táo em ăn quả to.
3/. Em xấu xí như vậy mà anh vẫn khen em xinh. Anh đẹp trai như thế mà em lại bảo anh xấu.
4/. Đi chơi toàn anh tiêu tiền, khi về KTX anh chỉ dám ăn mì tôm.
5/. Lúc em giận, anh phải làm thùng rác cho em đổ nỗi bực dọc. Lúc anh bực tức thì anh phải làm thùng rác cho chính mình.
6/. Khi em muốn hôn anh, em liền hôn. Khi anh muốn hôn em thì trước tiên phải được em cho phép.
7/. Em thường xuyên đánh anh. Anh chưa bao giờ đánh em.
8/. Có lần em hỏi anh nếu em yêu một người khác thì anh làm thế nào. Anh nói sẽ đánh cho thằng kia một trận. Anh lại hỏi nếu anh yêu người con gái khác thì thế nào, em trả lời rằng em sẽ giết anh ngay.
9/. Đến nhà em anh phải ngủ ở ghế sopha, em đến nhà anh, anh cũng phải ngủ ở sopha.
10/. Anh mua tặng em một cái áo 60 000, anh nói dối là chỉ có 40 000. Em mua cho anh cái đồng hồ 100 000, em lại nói dối anh là 500 000.
11/. Cùng 1 con cá em ăn phần thân. Còn anh, phần đầu cá.
12/. Anh làm hỏng cái tai nghe của em liền mua 1 cái mới đền ngay, còn em làm mất chiếc xe đạp của anh một lời xin lỗi cũng không có.
13/. Lần em ốm, anh gầy mất 2kg. Lần anh ốm, em béo lên 2 kg (em đến phòng chăm sóc anh, ăn hết mọi đồ ăn, hoa quả, bánh kẹo của anh).
14/. Anh không chê em thấp, thế mà em lại chê anh cao.
15/. Mẹ anh đối xử tốt với em như vậy còn em một chút cũng không.
16/. Lần đó đi xem rock ngoài trời, em cỡi lên vai anh rất thích thú, gào thét cả buổi. Còn anh bị ép nặng suýt rơi lệ.
17/. Con *** cảnh nhà anh đẻ, anh chọn con đẹp nhất mang đến cho em. Em lại tặng anh con cá vàng em nuôi gần chết, hại anh chăm sóc thêm 2 ngày nữa phải đem chôn nó.
18/. Trước khi quen em, anh ngủ 8 tiếng. Quen em rồi chỉ còn 4 tiếng.
19/. Trước khi quen em anh không bao giờ chờ ai quá 5 phút. Quen em rồi anh phải đứng hàng tiếng đồng hồ.
20/. Trước khi quen em, anh ngày nào cũng ăn sáng. Sau khi quen em, anh chỉ ăn mỗi buổi tối.
21/. Về nhà mẹ anh, anh ngồi cạnh để đỡ lời. Gặp mẹ em, em chạy đi nói điện thoại.
22/. Viết mail cho em viết những lời lẽ ngọt ngào nhất. Nhận mail của em, toàn những lời trách móc.
23/. Chat với em, anh chat mỗi mình em. Còn em chat hàng chục người.
24/. Viết thư tay cho em, viết nhiều trang. Nhận thư tay của em, “Hòn VọngThư”
25/. Anh lỡ hẹn, anh xin lỗi đến vài ngày sau. Em lỡ hẹn, em nhoẻn cười lấy lệ rồi quên béng.
26/. Ra đường gặp cướp. Anh đánh nó, em bảo anh côn đồ. Anh không đánh nó, em bảo anh hèn nhát.
27/. Đi xe anh đi cẩn thận, em bảo anh kém thế. Đi nhanh, em bảo anh đi ẩu.
28/. Lễ tết, anh em, chị em đều có quà. Chị anh, anh anh thì anh chẳng mua cho thứ gì.
29/. Em lấy lược ra chải ngay ngã tư. Còn anh vuốt tóc một cái, em bảo anh điệu thế.
30/. Đi xem phim, em thấy chán, em đòi về. Anh thấy chán, ngồi xem hết phim.
31/. Đi uống coffee, em ngồi uống cái soạt rồi đứng dậy. Anh bất chấp mọi người cười, cũng uống cái soạt rồi đưa em về.
32/. Đi chơi với em, thấy em buồn, anh cố gắng làm cho em vui. Thấy anh buồn, kệ anh.
33/. Quà em tặng anh, anh để rất trân trọng. Quà anh tặng em, em vứt lung tung trong nhà.
34/. Anh đứng trước trường đợi em, em bảo anh giám sát em. Anh ngồi ở nhà không đi nữa, em bảo anh không quan tâm đến em.
35/. Em bảo anh về đến nhà gọi cho em, anh gọi ngay. Anh bảo em về nhá máy cho anh, em bảo anh khắt khe.
36/. Em tặng anh cái gối bé xíu, anh ôm ấp mỗi khi ngủ. Anh tặng em cái gối ôm, em để gác chân.
37/. Em tặng anh chậu cây, nó tươi tốt sau mấy ngày. Anh mua cho em đủ lọai cây kiểng, chúng được chôn cất vài tuần sau đó.
38/. Anh nói nhiều, em bảo anh lắm mồm. Anh nói ít,em lại bảo anh ít nói.
39/. Cá độ với nhau, anh thua, em bắt anh thực hiện bằng được. Em thua, em viện đủ lý do để không thực hiện.
40/. Những gã nào thích em, em vẫn để kệ họ. Có ai thích anh, anh phải tìm cách xa họ ngay.
41/. Em cười với bao nhiêu là con trai, để cho họ một tia hi vọng. Anh chỉ mới có một lần thôi, vớibạn em, em đã bảo anh là Sở Khanh rồi.
42/. Anh nhắc em chăm chỉ. Nhắc em mặc áo ấm. Nhắc em không thức khuya, em hỏi :”anh là mẹ em à?”. Nếu anh không nhắc em, em lại bảo:”Anh chả quan tâm gì đến em”.
43/. Có gì anh cũng đều muốn kể cho anh nghe, công việc, bạn bè, gia đình, sở thích…Em thì luôn giấu anh, chỉ kể khi anh đã biết gần hết thôi.
44/. Những cái bưu thiếp anh làm tặng em, em chê óng chê eo. Những cái thiệp em tặng anh. Hầu hết chỉ là E-card. Anh vẫn giữ lại nó, mặc dù nó đã hết hạn xem được từ lâu rồi.
45/. Những gì em viết cho anh, dù chỉ là một tờ giấy nháp, anh vẫn giữ trong cái hộp. Những gì anh viết cho em, đều tự đáy lòng anh, em đọc rồi em chê chữ anh xấu.
46/. Bạn trai của em, chẳng bao giờ em giới thiệu với anh. Bạn gái của anh, em đòi biết hết.
47/. Anh biết hết những người bạn của em, giúp đỡ họ nếu có thể. Em chẳng nhớ tên bạn của anh, cho dù nó là bạn thân của anh đi nữa.
48/. Trước khi quen em, anh chẳng mấy khi ra khỏi nhà. Đến mức mà mẹ anh cũng ngạc nhiên. Sau khi quen em, cứ mỗi lần anh định đi đâu chơi. Anh sẽ có đủ lý do để ra khỏi nhà và cũng chỉ muốn có em đi cùng.
49/. Trước khi quen em, anh muốn mình thật là nổi trội, được nhiều cô gái ngưỡng mộ. Sau khi quen em, anh phải thật bình dị và chỉ cần mỗi mình em thôi.
50/. Em đòi anh hiểu em, thế mà em chẳng hiểu anh gì hết.

Những trang web vàng




Tài liệu nông nghiệp:
http://www.cuctrongtrot.gov.vn/
http://www.khuyennongvn.gov.vn/
http://www.ppd.gov.vn/

http://lequanghien.vnweblogs.com/category/17974/31361
http://nhanong.net/index.php?nn=download&cat=12
http://agriviet.com/download/10-tai-lieu-nuoc-ngoai/
http://agriviet.com/download/3-trong-trot/
http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/wp_ctg_ud/tailieu%20kt/tailieu%20kt.htm
http://sites.google.com/site/buimanhhungvfu/tai-lieu-nong-nghiep-1
http://www.mekonginfo.org/mrc_en/contact.nsf/0/EDFE2AC318386C7047256CE70027B21F/$FILE/online_res001_vn.html
http://www.khuyennongvn.gov.vn/
http://sonongnghiepbinhdinh.gov.vn/tai-lieu-ki-thuat/90-tu-lieu-nong-nghiep-khac.html
http://www.iasvn.org/content/index.php?catid=108&subcatid=229&langid=0
http://sites.google.com/site/buimanhhungvfu/tai-lieu-lam-nong-nghiep
http://www.vaas.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=39&Itemid=51
http://www.nongthon.net/nong-nghiep-nong-thon/2009/
http://reportshop.com.vn/chi-tiet-tai-lieu/bao-hiem-nong-nghiep-o-viet-nam/5130.html
http://nhanong.com.vn/listCategory.aspx?MenuID=4&MenuItemID=13&id=6848
http://36kn.info/thu-thuat/xu-ly-thong-ke-nong-nghiep-bang-phan-mem-excel.html
http://www.cmard2.edu.vn/home/
http://www.socialforestry.org.vn/Tai%20lieu.htm
http://infolib.hua.edu.vn/Fulltext/GTDT/DMgiaotrinh.htm
http://tailieuhay.com/danh-muc-tai-lieu/nong-nghiep/686.html
http://onlineassociate.net/doc/giao-trinh-he-thong-nong-nghiep/
http://www.clrri.org/
http://thuvientructuyen.vn/chi-tiet-tai-lieu/mot-so-nhan-dinh-ve-tinh-hinh-nong-nghiep-nong-thon-nuoc-ta-hien-nay-25-trang/918.ebook
http://www1.dost-dongnai.net/qast/TVview.aspx?tab=1&catid=1&subid=1&subdetid=33
http://www.ctu.edu.vn/colleges/agri/gtrinh/

Tiếng Anh:
http://www.tienganh123.com/
http://www.vocabulary.cl/Lists.htm
http://ngoaingusp2.forumotion.com/forum-f14/topic-t81.htm
http://www.oxford.edu.vn/
http://www.cleverlearn.edu.vn/khoa-hoc-tieng-anh/tieng-anh-thieu-nhi.html
http://www.soundsenglish.com/?gclid=CODU1t-euaMCFcImHAodJSnYbQ
http://languagelab.com/en/

http://www.petalia.org/hoctienganh/luyennghe.htm
http://esl-library.com/index.cfm?PageId=7&step=2&section=48&gclid=CNbW8p_puqMCFYEDHAodClQJbA
http://www.freeeducationalwebsites.com/
http://tienganhhangngay.com/general-listening-quizzes/easy/a-day-at-school.html
http://luyennghetienganh.com/
http://luyennghetienganh.nghetienganh.com/
http://www.dethi.com/forumdisplay.php?f=192
http://luyennghe.hoctienganh.info/
http://www.youtube.com/watch?v=MfsDpOKxPE0
http://www.tienganhonline.com/
http://www.sunrise.edu.vn/16-bai-luyen-nghe-co-ban-Sunrise-edu-vn,detnews,274.html/
http://www.hoc-tieng-anh.com/2009/09/luyen-nghe-tieng-anh-voi-radio-truc.html

http://tienganhcaptoc.com/index.php?option=com_content&view=frontpage&Itemid=1

Video học tiếng Anh:
http://www.hugosite.com/

Phần mềm học tiếng Anh:
http://www.ohaysoft.com/
http://www.englishstudypro.com/esp/index.php?option=com_content&view=article&id=104&Itemid=105
http://www.download.com.vn/timkiem/luyện+nghe/index.aspx


Luận văn:
http://tailuanvan.com/yeucau.php?keyword=N%C3%B4ng%20nghi%E1%BB%87p
http://tailieuhay.com/danh-muc-tai-lieu/nong-nghiep/686.html
http://infolib.hua.edu.vn/Fulltext/GTDT/DMgiaotrinh.htm
http://www.thuvientoanvan.com/?keyword=N%C3%B4ng%20nghi%E1%BB%87p
http://luanvanviet.com/?keyword=N%C3%B4ng%20nghi%E1%BB%87p

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2009

Bạt nông nghiệp có tác dụng gì?

Bạc nông nghiệp còn gọi là màng phủ nông nghiệp. Bạc có một mặt màu đen, một mặt màu trắng bạc. Mặt màu trắng bạc được đặt phía trên, nhằm phản chiếu ánh sáng, xua đuổi côn trùng chích hút.

Ngoài tác dụng xua đuổi côn trùng chích hút, bạc nông nghiệp còn có một số tác dụng khác: hạn chế bốc hơi nước, giảm lượng nước tưới; giữ nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cho rễ cây phát triển, hạn chế xói mòn đất và rửa trôi phân bón, hạn chế sâu bệnh và cỏ dại.

Tóm lại, màng phủ nông nghiệp có 5 tác dụng chính. Vì hiệu quả cao như vậy nên việc sử dụng màng phủ nông nghiệp trong sản xuất cây rau màu rất phổ biến.

KS. Trương Quang Hoàng

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2009

Khử lẫn là gì?

Tại sao phải khử lẫn?
Lẫn giống làm giảm phẩm chất hạt giống, ảnh hưởng xấu đến năng suất vụ sau. Do đó, để đảm bảo độ thuần (rặt giống), duy trì và củng cố các đặc tính tốt, ổn định và nâng cao năng suất lúa trước khi thu hoạch ta cần phải khử giống.

Khi nào thì ta khử lẫn giống?
Khi hạt giống bị lẫn tạp qua nhiều khâu (như đập, phơi, vận chuyển, tồn trữ, những hạt lúa rơi rụng, còn sót lại trong đất của vụ trước,...), hạt giống bị tạp giao (mặc dù xác suất thấp, khoảng 1 – 5 phần nghìn), hạt giống bị biến dị.

Khử giống là khử cái gì?
Khử giống là loại bỏ những cây lúa có dạng hình đặc biệt khác với cây lúa đúng giống như trổ và chín không đồng loạt; iều cao cây không đồng đều; dạng cây, dạng lá, dạng bông, dạng hạt khác với giống ban đầu hoặc di hình.
KS. Trương Quang Hoàng

Sâu bệnh trên cây dưa hấu


Cây dưa hấu trồng được quanh năm, tuy nhiên mùa vụ dưa hấu tết được bà con nông dân trồng với diện tích nhiều nhất. Để vụ dưa hấu tết đạt được năng suất cao, chúng ta nên phòng ngừa một số sâu bệnh thường xảy ra trong vụ này như sau:
* SÂU HẠI
Rầy lửa, bọ trĩ, bù lạch (Thrips palmi Karny)
Triệu chứng chùn đọt trên dưa hấu (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT)- Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại. Thiệt hại này kết hợp với triệu chứng do rệp dưa làm cho đọt non bị sượng, ngẩng đầu lên cao mà nông dân thường gọi là ”bắn máy bay hay đầu lân”. Khi nắng lên bù lạch ẩn nấp trong kẻ đất hoặc rơm rạ. Thiệt hại do bọ trĩ, bọ dưa có liên quan đến bệnh siêu trùng.
- Bù lạch sẽ phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn. Thiệt hại này cũng xảy ra ở những vùng chuyên canh rất trầm trọng. Nên trồng đồng loạt và tránh gối vụ, kiểm tra ruộng dưa thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng bù lạch.
- Bù lạch có tính kháng thuốc rất cao, nên thay đổi thuốc thường xuyên phun Confidor 100SL, Admire 50EC...0.5 - 1%o, Danitol 10EC 0.5-1%o.

Bọ rầy dưa (Aulacophora similis)
- Thành trùng có cánh cứng, màu vàng cam, dài 7-8mm, sống lâu 2-3 tháng, đẻ trứng dưới đất quanh gốc cây dưa, hoạt động ban ngày, ăn cạp lá thường gây thiệt hại nặng khi cây dưa còn nhỏ đến lúc cây có 4-5 lá nhám. Âu trùng có màu vàng lợt, đụt vào trong gốc cây dưa làm dây héo chết.
- Có thể bắt bằng tay vào sáng sớm khi cây dưa còn nhỏ, để tránh lây lan sang vụ sau cần thu gom tiêu hủy cây dưa sau mùa thu hoạch, chất thành đống để dẫn dụ bọ dưa tập trung rồi phun thuốc. Rãi thuốc hột như Sumi-alpha, Baythroit 5SL, Admire 50 EC 1-2 %o.

Rệp dưa, rầy nhớt (Aphis gossypii Glover)
Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng.

Ấu trùng, thành trùng không cánh và có cánh (Nguồn: NSW Agriculture)
Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm.. nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất. Phun các loại thuốc phổ biến như trừ bọ rầy dưa.
Sâu ăn tạp, sâu ổ, sâu đàn (Spodoptera litura)
- Thành trùng là loại bướm đêm rất to, cánh nâu, giữa có một vạch trắng. Trứng đẻ thành từng ổ hình tròn ở mặt dưới phiến lá, có lông vàng nâu che phủ. Sâu non lúc nhỏ sống tập trung ở mặt dưới phiến lá nên gọi là sâu ổ, khi lớn lên phân tán dần, mình có màu xám với khoan đen lớn ở trên phía lưng sau đầu, ăn lủng lá có hình dạng bất định, hoặc cắn đứt ngang thân cây con. Sau đó sâu thường chui vào sống trong đất, ẩn dưới các kẻ nứt hay rơm rạ phủ trên mặt đất, nhộng ở trong đất.
- Nên làm đất kỹ trước khi trồng vụ sau để diệt sâu và nhộng còn sống trong đất, xử lý đất bằng thuốc hạt. Có thể ngắt bỏ ổ trứng hay bắt sâu non đang sống tập trung.
- Nên thay đổi loại thuốc thường xuyên, phun vào giai đoạn trứng sắp nở sẽ cho hiệu quả cao: Sumicidin 10EC, Cymbus 5EC, Karate 2.5EC, Fenbis 2.5 EC, Decis 2.5 EC... 1 - 2%o có thể pha trộn với Atabron 5EC từ 2-3 cc/bình xịt 8 lít.
Sâu ăn lá (Diaphania indica)
- Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ, màu trắng, nở trong vòng 4-5 ngày. Sâu nhỏ, dài độ 8-10mm, màu xanh lục có sọc trắng đặc sắc ở giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái non. Sâu đủ lớn, độ 2 tuần làm nhộng trong lá khô.
- Phun thuốc ngừa bằng các loại thuốc phổ biến trên đọt non và trái non khi có sâu xuất hiện rộ như thuốc trừ rệp dưa, bọ rầy dưa.


* BỆNH HẠI

Bệnh chạy dây, ngủ ngày, chết muộn, héo rũ (do nấm Fusarium oxysporum Schlechtendahl)
- Cây bị mất nước, chết khô từ đọt, thân đôi khi bị nứt, trên cây con bệnh làm chết rạp từng đám. Trên cây trưởng thành, nấm gây hại từ thời kỳ ra hoa đến tượng trái, cây dưa bị héo từng nhánh rồi chết cả cây sau đó hoặc héo đột ngột như bị thiếu nước. Vi sinh vật lưu tồn trong đất nhiều năm, bệnh này có kiên quan ít nhiều đến tuyến trùng và ẩm độ đất. Nấm Phytophthora sp. cũng ghi nhận gây hại cho bệnh này. Nên lên liếp cao, làm đất thông thoáng, bón thêm phân chuồng, tro trấu, nhổ cây bệnh tiêu hủy.
- Phun Copper-B, Derosal 60WP, Rovral 50W, Topsin -M 50WP, Zin 80WP... 2 -3%o hoặc Appencarb, Supper 50FL, Alliette 80WP, Ridomil 25WP, Curzate M8 ... 1-2%o tưới vào gốc.
- Rãi Basudin 10 H 1-2 kg/1.000m2 trừ tuyến trùng
- Tránh trồng dưa hấu và các cây cùng nhóm như bí đỏ, bó đao, dưa leo... liên tục nhiều năm trên cùng một thửa ruộng.
Bệnh héo cây con, héo tóp thân (do nấm Rhizoctonia sp.)
- Cổ rễ bị thối nhũng, cây dễ ngã, lá non vẫn xanh. Nấm chỉ gây hại ở giai đoạn cây con, bệnh còn làm thối đít trái. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ cao, nấm lưu tồn trên thân lúa, rơm rạ, cỏ dại, lục bình, hạch nấm tồn tại trong đất sau mùa gặt lúa.
- Phun, Validacin 5L, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Ridomil 25 WP 1 - 2%o; Copper -B 2 - 3%o, Tilt super 250 ND, Bonanza 100 (các loại thuốc trị bệnh đốm vằn trên lúa đều trị được bệnh này)
Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum lagenarium)
- Bệnh gây hại trên lá trưởng thành, vết bệnh có vòng tròn nhỏ đồng tâm, màu nâu sẩm, quan sát kỹ thấy những chấm nhỏ nhỏ li ti màu đen tạo thành các vòng đồng tâm, trên cuống lá và thân cũng có những vết màu nâu. Vết bệnh trên trái có màu nâu tròn lõm vào da, bệnh nặng các vết này liên kết thành mảng to gây thối trái. Bệnh xuất hiện nặng và thời điểm trồng dưa sớm vụ Noel do trời còn mưa hoặc ruộng tưới quá nhiều nước, ẩm độ cao.
- Phun Manzate 200, Mancozeb 80WP, Antracol 70W, Curzate M8, Copper-B, Topsin-M, Benlat-C 50WP nồng độ 2-3%o.
Bệnh bả trầu, nứt thân chảy nhựa (do nấm Mycosphaerella melonis)
- Bệnh này nông dân còn gọi là đốm lá gốc hay bả trầu. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu nâu nằm thành từng đám như bị phun cổ trầu lên lá, vết bịnh ở bìa lá thường bị cháy nâu, sau đó héo khô. Trên thân nhất là nhánh thân, có đốm màu vàng trắng, hơi lỏm, làm khuyết thân hay hay nhánh nơi bị bệnh. Nhựa cây ứa ra thành giọt, sau đó đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại, vỏ thân nứt ra. Bệnh làm héo dây và nhánh.
- Tiêu hủy cây bệnh sau vụ thu hoạch. Tránh bón nhiều phân đạm, bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh.
- Phòng trị bằng Topsin M, Manzate, Penncozeb, Ridomil, Derosal, Anvil, Copper B, Appencarb super 50 FL với nồng độ 1 - 2%o hoặc Tilt 250 EC, Nustar 40 EC từ 2-3cc /bình phun 8 lít. Tránh bón nhiều phân đạm, bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh.
Bệnh đốm phấn (do nấm Pseudoperonospora cubensis)
- Vết bệnh hình đa giác có góc cạnh rất rõ, lúc đầu có màu vàng nhạt sau chuyển thành nâu; sáng sớm quan sát kỹ mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng, vết bệnh lúc già rất giòn, dể vỡ. Bệnh thường xuất hiện từ lá già ở gốc đi lên lá non, phát triển mạnh vào thời điểm ẩm độ cao.
- Phun Curzat M-8, Mancozeb 80 WP, Copper-zinc, Zin 80WP, Benlate-C 50 WP hoặc Ridomil 25WP 1-2 %.
Lưu ý:
* Nồng độ 1-2%o = 10-20cc thuốc/bình 10 lít.

* Cần ngưng phun thuốc khoảng 7-10 ngày trước khi thu hoạch trái.

Tác giả: Nguyễn Văn Măng – TTKN (Nguồn: Khoa NN & SHƯD. ĐHCT